Hậu chiến Chiến_tranh_Thục-Ngụy_(263-264)

Khương Duy không ngăn được sự sụp đổ của triều Thục

Sau khi thu phục được nhà Thục, nội bộ giữa Chung Hội và Đặng Ngải lại mâu thuẫn. Chung Hội trình tấu cho Tư Mã Chiêu biết Đặng Ngải có dấu hiệu phản bội, Tư Mã Chiêu lập tức chỉ huy ba quân tiến về Tây Thục. Thiệu Để tâu rằng: "Số quân dưới trướng của Chung Hội nhiều gấp năm sáu lần cánh quân do Đặng Ngải chỉ huy, chỉ cần ra lệnh cho Chung Hội bắt Đặng Ngải là dẹp yên được, không cần đại vương phải đích thân cầm quân xung trận".

Tư Mã Chiêu trả lời rằng: "Khanh quên mất những lời nói của mình trước đây rồi sao. Nay sao lại khuyên ta không nên cầm quân đi. Cho dù vậy nhưng ta vẫn phải giữ điều tín nghĩa với người khác. Gần đây trung hộ quân Giả Sung có báo với ta rằng có phải Đại vương có ý nghi ngờ Chung Hội không?. Ta đã trả lời "Nếu bây giờ ta cử khanh đi lại có nghĩa là ta đã nghi ngờ khanh sao?. Cứ cần ta đến Trường An thì mọi việc sẽ thu xếp đâu vào đấy cả".[7] Sau khi nghe Chung Hội mật báo Đặng Ngải có triệu chứng mưu phản, Tư Mã Chiêu đã thống lĩnh đại binh đi, thực chất thâm ý của Tư Mã Chiêu không nhằm đối phó với Đặng Ngải mà thực chất là nhằm đối phó với Chung Hội.[6]

Khi Tư Mã Chiêu dẫn quân đến Trường An thì biết rằng mọi chuyện diễn ra đúng như kế hoạch của ông này. Chung Hội và Đặng Ngải đã mâu thuẫn và tàn sát lẫn nhau. Tuy Tư Mã Chiêu biết rằng Chung Hội và Đặng Ngải nhất định sẽ làm phản nhưng vẫn giao binh quyền cho họ tiến đánh Tây Thục. Sau khi thành công cả hai đều có bụng làm phản, thế là họ khống chế lẫn nhau. Chung Hội đã bắt sống Đặng Ngải, rồi nghe theo tướng Thục Hán là Khương Duy để tuyên bố làm phản (Khương Duy kích động Chung Hội làm phản, rồi sẽ tìm cơ hội giết chết Chung Hội để khôi phục nhà Thục Hán). Nhưng Chung Hội và Khương Duy sau đó lại bị đám bộ tướng kéo tới giết chết, còn Đặng Ngải thì chết trong đám loạn quân.[7] Vậy là hai người đánh chiếm được Thành Đô nhưng Tư Mã Chiêu là người được hưởng thành quả. Theo dự tính của Tư Mã Chiêu thì ngay trong trường hợp Chung Hội làm phản ở Thành Đô thành công thì Tư Mã Chiêu vẫn không suy suyển vì ngay từ đầu ông này đã nhận định rằng lòng người ở đất Thục không đáng tin cậy, Chung Hội không thể làm nên chuyện lớn ở đó. Kết cục Tư Mã Chiêu đã dẹp yên của phản loạn của Chung Hội và Đặng Ngải đồng thời thâu tóm cả đất Thục.[6]

Mưu kế khôi phục nhà Thục Hán của Khương Duy thất bại, nhưng tấm lòng tận trung vì nước của ông vẫn được đời sau ngợi ca. La Quán Trung có bài thơ viếng Khương Duy như sau:

Anh tài người Ký huyệnHào kiệt đất Lương ChâuCon cháu dòng Khương Thượng[8]Học theo lối Vũ hầu[9]Mật lớn, gan ai địch?Lòng trung vững một màuThương thay khi tự vẫnXiết bao nỗi thảm sầu !